Làm sao phát triển mối quan hệ với MENTOR để khám phá hết khả năng của bản thân?

Trước khi đến với bí kíp của MAX, bạn đã đã thực sự biết Coach/ Mentor, họ là những ai?

mentoring là gì

Chúng ta nên hiểu rằng 1 người mentor/ coach đối với các bạn học sinh phổ thông nên được định nghĩa là một người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn quan tâm, hoặc có kinh nghiệm ở trường ĐH/ đất nước mà bạn muốn du học.

Ngoài ra, người mentor/ coach thường sẽ phải có 1 cái nhìn tổng quát để hiểu và đi đồng hành toàn bộ quá trình, cũng như rất nên có kỹ năng đặt câu hỏi, lắng nghe chủ động, và tạo động lực để giúp đỡ các bạn HS.

Người mentor/ coach trong hướng nghiệp hay du học hoàn toàn có thể là 1 anh chị cựu học sinh trường bạn, có thể là 1 người thân trong gia đình, hay 1 người ở các tổ chức hỗ trợ, hướng nghiệp, hội nhóm du học sinh.

Hôm nay thầy MAX sẽ đưa những lời khuyên để giúp các bạn học sinh trả lời tốt nhất cho câu hỏi "Em rất may mắn tìm được 1 chị khóa trước, nhận làm "mentor" cho em, nhưng làm sao để em làm việc hiệu quả nhất với "mentor" của em đây ạ?"

mentoring là gì
Làm sao phát triển mối quan hệ với MENTOR?

Để xây dựng và phát triển mối quan hệ mentorship một cách hiệu quả nhất, thầy MAX khuyên các bạn học sinh luôn ghi nhớ 5 gạch đầu dòng quan trọng sau:

1. Hãy luôn xác định mục tiêu và nhu cầu cụ thể của bạn trước

Đừng vì gặp một anh chị mentor "khủng" mà xin anh chị ấy làm mentor của mình ngay. Các bạn đã từng nghĩ đến những trường hợp anh/ chị ấy hỏi bạn cần anh/chị ấy thực sự giúp cái gì chưa? Liệu bạn có trả lời được những câu hỏi ấy không, hay lại ậm ờ và nói về những chủ đề khác. Người anh/chị ấy sẽ chẳng thể biết được mục tiêu của bạn để tư vấn cho bạn nếu bạn cứ đưa cho họ những thông tin chung chung như thế.


2. Viết "mô tả công việc" của người cố vấn lý tưởng của bạn

Tưởng tượng xem chính xác bạn sẽ cần họ giúp gì cho bạn. VD: "mỗi tháng gặp gỡ 1 lần để giải thích và giúp bạn hiểu rõ về nghề business analytics, mỗi 2 tháng sẽ trò chuyện với bạn về 1 cuốn sách Tiểu thuyết/ Văn học hiện đại Mỹ, etc."

 
3.Tận dụng tất cả các mối quan hệ của bạn

Tìm kiếm người cố vấn thông qua network trực tiếp của bạn và qua cả "friends of friends" (hay còn gọi là "2nd-degree" network).


4. Luôn đặt Well prepared là phương châm của bản thân.

Có bao giờ bạn cảm thấy tiếc nuối khi không dễ gì tham gia được một buổi workshop/webinar hay gặp được chuyên gia trong vấn đề bạn đang gặp mà lại không thể hỏi hết những vấn đề họ đang thắc mắc không? Luôn chuẩn bị 1 danh sách câu hỏi trước các buổi gặp gỡ và bắt đầu với những câu hỏi đơn giản.

 
5. Tiếp tục cập nhật tình hình của bạn và cả người cố vấn, luôn nói lời cảm ơn, và luôn tìm cách để đóng góp sức mình cho anh chị mentor.

MAX chỉ bạn một tips để luôn nâng cấp mối quan hê nhé: luôn giữ tinh thần "give before take", tức là bạn hãy luôn hỏi xem liệu mình có thể giúp ích được gì cho người mentor của mình, có cách nào để em góp 1 phần sức lực nhỏ nhoi của bản thân cho sự thành công của anh chị ấy hay không?

Cứ tin thầy MAX nhé: miễn là bạn thực hiện tốt được các gạch đầu dòng trên, bạn và người "mentor" của bạn sẽ có một mối quan hệ rất tốt đẹp đó."


Chia sẻ

Nên tìm cho mình một người Coach/Mentor khi nào là hợp lý?